Nhà Máy Lee & Man Và Sự Kỳ Vọng Phục Hồi Tương Lai

Trong bối cảnh hiện nay, khi dịch bệnh đang hoành hành trên khắp thế giới lẫn Việt Nam, tuy nhiên, lãnh đạo nhà máy Lee & Man vẫn giữ nguyên quyết tâm vận hành bộ máy sản xuất. Mặc dù đây là một nhiệm vụ không hề dễ dàng gì nhưng cũng mang theo nhiều kỳ vọng sẽ phục hồi một phần thị phần trong ngành giấy bao bì nội địa.

Phương án ứng phó với tình hình chung

Năm tháng đầu tiên của năm 2020, những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 lên ngành giấy bao bì là quá rõ ràng. Sự ảnh hưởng nghiêm trọng này phần lớn đến từ Trung Quốc – thị trường cung ứng giấy rất lớn trên thế giới. Sự sụt giảm số lượng giấy cung cấp bởi nguồn cung lớn này đã kéo theo áp lực tăng cầu lên các doanh nghiệp giấy và một số thị trường lớn khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,… Mặc khác khi đã không thể mở rộng quy mô sản xuất, trong khi đó nhu cầu giấy lại tăng lên đồng nghĩa với giá giấy sẽ có xu hướng tăng lên rất cao. Lee & Man được dự báo sẽ đẩy mạnh công suất làm việc tại những nhà máy chính vào các quý cuối năm. Trong tháng 2/2020, một số doanh nghiệp sản xuất giấy cũng dự kiến điều chỉnh tăng giá một số dòng giấy phổ biến như: Duplex, Couche, …

Kinh tế càng trở nên khó khăn và khó lường hơn khi dịch bệnh sẽ không thể kết thúc trong thời gian sớm. Việc này làm rất nhiều không chỉ ngành giấy mà tất cả cách ngành nghề trong nền kinh tế thị trường phải chịu thất thoát. Công ty Lee & Man đã có những tính toán của riêng mình để có thể đảm bảo được cân bằng giữa cung và cầu trong tình hình xuất nhập khẩu khó đoán như hiện nay. Với công suất lên đến 420.000 tấn giấy/năm, chiến lược cân đo, tính toán sản lượng gần như là bài toán then chốt cho tương lai sau này của nhà máy. Với tình hình khó khăn là thế, nhưng công ty giấy Lee & Man vẫn sẽ quyết tâm hết mình cho sự phát triển bền vững của công ty.

Mặc dù không phải là một trong những ngành công nghiệp trọng yếu nắm giữ giá trị kinh tế then chốt, nhưng trên đánh giá thực tế thì ngoài những đại diện nổi bật của ngành như bột giấy, giấy in, viết, tissue… trong cuộc sống, giấy là sản phẩm thiết yếu và ngành sản xuất giấy giữ vai trò trọng yếu, đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế Việt Nam

Nhà Máy Lee & Man Và Sự Kỳ Vọng Phục Hồi Tương Lai - 2

Doanh Nghiệp Giấy Và Quy Cách Đóng Gói Bao Bì

Bao bì xấu xí, thiếu tính hấp dẫn không chỉ khiến hàng hóa Việt Nam kém hấp dẫn và cạnh tranh, mà nó còn làm cho các doanh nghiệp giấy nội địa đứng trước nguy cơ hàng xuất khẩu bị trả về do không đáp ứng đúng quy tắc đóng gói.

Thay đổi tiêu chuẩn xuất khẩu

Hiện nay, luôn dễ nhận thấy nhiều trường hợp về sự thờ ơ của doanh nghiệp Việt Nam trong việc đầu tư nghiêm túc cho mẫu mã bao bì sản phẩm xuất khẩu. Việc cẩu thả trong lựa chọn bao bì, cách thức đóng gói không chỉ khiến hàng Việt gặp phải tình cảnh khó coi, mà đó cũng là lý do khiến hàng hóa này khó cạnh tranh trên thị trường nước ngoài cũng như trong nước khi đã mất đi cái nhìn thiện cảm của khách hàng tiêu dùng.

Theo chia sẻ từ đại diện công ty giấy Lee & Man cho biết, việc đầu tư cho các nhà máy sản xuất là một nỗ lực lớn từ các doanh nghiệp sản xuất giấy trong việc nội địa hóa thị phần, giúp doanh nghiệp nội cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài tại thị trường nội. Song, vẫn tùy thuộc vào năng lực tài chính mà từng công ty phải có kế hoạch thực hiện khác nhau. Ví dụ điển hình như tại Lee & Man, trong năm 2018 và 2019, công ty đã xúc tiến đầu tư thêm nhà máy bột giấy, bao bì có công suất 200.000 tấn/năm tại tỉnh Hậu Giang. Và cũng để phát triển bền vững, ngoài đầu tư cho trang thiết bị, công ty Lee & Man đặt ra mục tiêu chiến lược là sự đầu tư vùng nguyên liệu giấy với kế hoạch khai thác dài hạn 20 và 25 năm tùy loại rừng. Qua sự đầu tư đó, nhà máy Lee & Man đã tập trung xây dựng quỹ đất lâm nghiệp và vùng nguyên liệu rộng lớn, khắp các tỉnh thành phía Nam, tạo tiền đề và nguồn dự trữ nguyên liệu dồi dào hơn trong bối cảnh nguyên vật liệu đang khan hiếm.

Ngày nay, khi mà chúng ta ở trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, xu hướng người tiêu dùng ngày càng thay đổi nhanh chóng. Vì vậy để tồn tại bền vững trong thị trường này, bên cạnh việc đẩy mạnh cải thiện chất lượng sản phẩm, hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu đi chắc chắn không thể bỏ qua khâu đầu tư bao bì, nhãn mác sao cho hấp dẫn hơn.

Doanh Nghiệp Giấy Và Quy Cách Đóng Gói Bao Bì - 2

Công ty Lee & Man nỗ lực thích nghi vượt khó khăn

Làn sóng Covid đổ bộ gây thiệt hại cho ngành giấy và công ty Lee & Man cũng không ngoại lệ. Để vượt qua những khó khăn này, công ty đã thực hiện nhiều biện pháp hạn chế thiệt hại trong kinh doanh, sản xuất.

Cách ứng phó của Lee & Man

Thực tế, đại dịch mà cả thế giới phải gánh chịu, Covid-19, đã ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ lên các nhà máy sản xuất, các công ty kinh doanh, từ đó tác động đến nhu cầu tiêu dùng của mọi người dân. Tất cả các nhân viên trong nhà máy đều bị trì hoãn hoặc tạm ngưng chưa rõ thời hạn, báo cáo cũng chỉ ra du lịch – khách sạn, bán lẻ, kinh doanh ăn uống và sản xuất – hậu cần là những ngành hiện đang bị thiệt hại lớn. Đáng chú ý, những doanh nghiệp vốn phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc bị ảnh hưởng rõ ràng và nặng nề nhất. Thêm vào đó, vấn đề môi trường luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà máy tại Việt Nam, trong đó có doanh nghiệp giấy Lee & Man, nhưng từ khi dịch bệnh bùng phát, nhiều câu hỏi được đặt ra về mối quan tâm lo ngại nhất năm nay của các nhà quản lý cấp cao thì câu trả lời đa số dành nhiều quan tâm về các tác động của Covid-19 đến doanh nghiệp sản xuất giấy hơn là vấn đề môi trường như những năm trước.

Công ty giấy Lee & Man Việt Nam nỗ lực không ngừng để vừa thích ứng với nền kinh tế – xã hội địa phương, vừa giải quyết bài toán sản xuất hiệu quả, bền vững – một thách thức lớn của ngành giấy.

Sau khi công việc bắt đầu, có thể đối mặt với tình huống như nhà máy giấy thiếu hụt giấy nguyên liệu, vật tư, phụ tùng thay thế, cùng những hạn chế về năng lực và hiệu quả của dịch vụ hậu cần. Nhu cầu giấy sản xuất bao bì sau dịch bệnh có thể tăng mạnh và giá cả sẽ tăng cùng với giá nguyên liệu tăng do thiếu hụt. Nhu cầu về các loại hộp giấy đựng đồ ăn, khăn giấy và các loại giấy đặc biệt có thể tăng mạnh, trong khi nhu cầu về giấy văn phòng có thể sẽ giảm.

Công ty Lee & Man mỗi năm cung ứng ra thị trường trong nước và xuất khẩu với sản lượng lớn. Trong năm 2019, Việt Nam xuất khẩu giấy bao bì lớp sóng và lớp mặt thông thường sang thị trường Trung Quốc gần 540.000 tấn. Trong bối cảnh xuất khẩu đi Trung Quốc giảm mạnh, nhà máy Lee & Man cần có các bài toán phù hợp, giảm lượng tồn kho. Về nhập khẩu giấy, các dòng sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc ngưng trệ hoạt động từ Trung Quốc bao gồm: giấy Couche, Ivory và Bristol… Cùng với các loại vật tư, phụ tùng, thiết bị và nguyên phụ liệu cho sản xuất mà Việt Nam hiện vẫn phụ thuộc hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Công ty Lee & Man nỗ lực thích nghi vượt khó khăn - 2

Lee & Man và lợi thế của doanh nghiệp giấy “ngoại”

Sự đổ bộ của các nhà đầu tư nước ngoài như Lee & Man khiến ngành giấy được mở rộng hơn thế nhưng đây là thách thức cho các doanh nghiệp trong nước.

Tiềm năng của Lee & Man

Theo thống kê của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA), trong năm 2019, tiêu dùng giấy bao bì trong nước ước tính đạt sản lượng 4,175 triệu tấn, xuất khẩu đạt 0,8 triệu tấn và nhập khẩu khoảng 1,2 triệu tấn.

Trong số gần 300 nhà sản xuất giấy tại Việt Nam, rất ít doanh nghiệp sản xuất giấy đạt được những yêu cầu cần thiết để sản xuất giấy bao bì chất lượng cao với công suất lớn. Nhu cầu sử dụng giấy bao bì hiện nay là rất lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp giấy cần có nguồn vốn mạnh, công nghệ sản xuất hiện đại, đảm bảo các quy định về môi trường, phải nâng công suất. Nhà máy Lee & Man là một trong số ít các doanh nghiệp FDI thực hiện được điều này.

Thực trạng khó khăn của ngành giấy trong nước hiện nay là thiếu hụt doanh nghiệp nội địa Việt Nam sản xuất giấy bao bì kể trên phần nào được giải quyết nhờ vào sự xuất hiện và đầu tư quy mô sản xuất của doanh nghiệp FDI. Tiêu biểu như công ty giấy Lee & Man tại Hậu Giang có thế mạnh sản xuất giấy bao bì chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, và là nhà máy giấy có quy mô thuộc hàng lớn nhất khu vực ĐBSCL, đồng thời thuộc một trong ba nhà máy sản xuất giấy có công suất lớn nhất nước, đạt 420.000 tấn/năm. Nếu tính đến phương án nâng thêm công suất cũng là hướng đi phù hợp với bối cảnh kinh tế, nhu cầu thị trường lẫn tiềm lực của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, an toàn môi trường khi mở rộng quy mô sản xuất là vấn đề quan trọng mà doanh nghiệp giấy cần lưu tâm. Theo ông Patrick Chung – TGĐ Công ty Lee & Man Việt Nam cho biết, công ty đặc biệt chú trọng công tác bảo vệ môi trường thông qua việc đầu tư vào các công trình xử lý nước thải. Trong nhà máy Lee & Man có hệ thống xử lý nước thải thuộc dạng hiện đại nhất trong ngành, cho phép hạn chế tối đa những tác động xấu đến môi trường. Nước thải của nhà máy sau xử lý đạt tiêu chuẩn cao hơn chuẩn xả thải cho phép đối với ngành công nghiệp giấy.

Lee & Man và lợi thế của doanh nghiệp giấy “ngoại” - 2

Lee & Man: Xây Nhà Ở Cho Công Nhân

Lee & Man là một trong những doanh nghiệp sản xuất giấy có tiềm năng hang đầu Việt Nam bởi không chỉ đầu tư vào bộ máy sản xuất, mà công ty giấy Lee & Man còn chăm lo cho đời sống nhân viên.

Xây nhà ở cho công nhân

Ngày 16-3, tại ấp Phú Xuân, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành (Hậu Giang), Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam đã tổ chức lễ động thổ xây dựng khu nhà ở tập thể cho công nhân viên doanh nghiệp giấy. Khu nhà ở được đầu tư với nguồn vốn hơn 380 tỉ đồng, gồm 6 khối nhà, bao gồm: Một khối nhà cho chuyên gia và 5 khối nhà cho cán bộ – nhân viên… Trong khuôn viên khu nhà ở này còn có khu vực giải trí thể dục thể thao như sân bóng rổ, cầu lông, bóng đá.

Với tổng cộng 640 căn hộ, khu nhà ở sẽ đáp ứng chỗ ở cho khoảng 2.500 người. Dự án triển khai thành 2 giai đoạn, giai đoạn 1 từ nay đến tháng 5-2019 sẽ hoàn thành các khối nhà đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho 1.500 nhân viên.

Ông Patrick Chung, Tổng Giám đốc Công ty Lee & Man Việt Nam, cho biết đây là công trình lớn đầu tiên của công ty ngay sau khi hoàn tất việc xây dựng và chạy thử dây chuyền sản xuất của nhà máy giấy bao bì công suất 420.000 tấn/năm và các công trình phụ trợ. Việc xây dựng và sớm đưa vào sử dụng khu nhà ở nằm trong chiến lược phát triển bền vững, lâu dài của tập đoàn tại Việt Nam, trong đó có việc đảm bảo các điều kiện sống và phúc lợi để cán bộ và nhân viên an tâm công tác.

Nhà máy Lee & Man là dự án đầu tư của Tập đoàn Lee & Man (Hồng Kông) tại Cụm Công nghiệp tập trung Phú Hữu A, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành. Công ty đã hoàn thành đầu tư hơn 300 triệu USD và lắp đặt dây chuyền sản xuất giấy bao bì hiện đại công suất 420.000 tấn, kho thành phẩm, bến cảng chuyên dùng, khu hải quan, nhà máy cấp nước, hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 1 công suất 20.000 m3/ngày, hoàn thành lắp đặt tổ máy số 1 công suất 50 MW của nhà máy nhiệt điện. Sau thời gian chạy thử nghiệm và vấp phải phản ứng của người dân xung quanh về vấn đề ô nhiễm môi trường, công ty đã chấn chỉnh bằng cách hoàn thành các công trình theo quy định và đã được Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cấp chứng nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường vào ngày 26-10-2017 để vận hành chính thức. Ngày 19-1-2018, Bộ Xây dựng đã cấp giấy phép cho công ty chính thức hoạt động.

Lee & Man: Xây Nhà Ở Cho Công Nhân - 2

Công ty Lee & Man: Những khó khăn trong sản xuất bao bì giấy

Công ty Lee & Man nhận định, thị trường bao bì giấy tuy nhiều tiềm năng thế nhưng nhiều khó khăn hiện tại làm “níu chân” không ít doanh nghiệp giấy khi cố gắng mở rộng, gia tăng sản lượng bao bì giấy.

Nhu cầu thị trường tăng

Trước hết là vấn đề giá cả giấy không rõ ràng, khi doanh nghiệp phải đối mặt với sự thay đổi không ổn định của chi phí nguyên liệu và lãi suất. Tiếp tục đầu tư, ngừng hoặc thu hẹp sản xuất là những câu hỏi đặt ra cho công ty giấy Lee & Man. Hơn nữa, sự phát triển nhanh chóng của số lượng doanh nghiệp cũng tạo áp lực lên ngành công nghiệp này, lượng cung ứng vượt quá nhu cầu dẫn đến cạnh tranh nội bộ giữa công ty Lee & Man và các doanh nghiệp trong nước khác, đồng thời cũng như sự cạnh tranh với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. 

Nhìn nhận thực tế trong năm nay, sản xuất của các doanh nghiệp bao gì nội địa đang phải trải qua một thời kỳ mới với rất nhiều khó khăn, cùng hiệu suất kinh doanh thấp và giá trị chất lượng cuộc sống của người lao động thấp. Tuy nhiên, đây là lợi thế với một số khách hàng, khi họ được hưởng lợi từ sự mất cân bằng này, ép giá hàng hóa lên cao. Nền công nghiệp đóng gói nước ta vẫn còn ngừng ở mức độ sản xuất thủ công trong nhiều năm qua, nổi bật với quy trình thiết kế bao bì giá rẻ. Tất cả đều được thực hiện thủ công và tốn công nhưng hiệu quả không cao. Bên cạnh đó, đối với bất cứ sản phẩm nào, doanh nghiệp cũng cần chú trọng đầu tư chất lượng nếu muốn cạnh tranh với giấy ngoại nhập. Nhà máy Lee & Man tự hào với năng lực và thế mạnh trong việc sản xuất giấy tráng phủ cao cấp Whitetopliner trong cả nước. Bài toán về nhu cầu sản xuất hàng hóa sẽ được giải đáp nếu công ty giấy này mở rộng quy mô trong tương lai và cũng sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, giữa tình hình dịch Covid-19 còn phức tạp và có thể kéo dài, theo các chuyên gia, doanh nghiệp giấy cần bình tĩnh theo sát tình hình dịch bệnh để có sự thích ứng và chuẩn bị kịp thời, và phải nhanh chóng có các giải pháp để đối phó với tình trạng khó khăn giai đoạn này. 

Công ty Lee & Man: Những khó khăn trong sản xuất bao bì giấy - 2

Doanh nghiệp giấy hưởng lợi nhờ xu hướng sử dụng bao bì giấy

Nhờ phong trào giảm rác thải nhựa, bao bì giấy ngày càng phổ biến. Đây được xem là cơ hội lớn cho doanh nghiệp giấy hiện nay.

Sự lên ngôi của bao bì giấy

Túi giấy có những ưu điểm rõ rệt hơn túi nhựa, túi nilon. Nhờ những lợi ích của nó như hiệu quả chi phí, sử dụng dễ dàng và thân thiện với môi trường mà người tiêu dùng lựa chọn túi giấy.

Chiến lược phân phối túi giấy tại siêu thị và cửa hàng bán lẻ tăng nhanh sẽ thúc đẩy doanh số. Nhu cầu về các túi giấy này được ước tính sẽ tăng lên vào cuối năm 2029. 

Nhà máy Lee & Man chuyên sản xuất bao bì, túi giấy tái chế với công nghệ tiên tiến. Kích thước túi giấy có thể sản xuất theo nhu cầu của người dùng, là sản phẩm bao bì thân thiện với môi trường. Công ty Lee & Man là doanh nghiệp FDI với quy mô hơn 1000 nhân viên, đặt tại Hậu Giang.

Túi giấy được xem là giải pháp bao bì bền vững cùng với khả năng phân hủy sinh học và dễ dàng xử lý.

Theo khảo sát của Ủy ban châu Âu vào năm 2017 – 2018:

70% người tiêu dùng đã bỏ phiếu ủng hộ việc cấm các túi sử dụng một lần và không thể phân hủy trong siêu thị. Gần 79% người tiêu dùng đang lựa chọn túi giấy thay cho túi nilon. Có tới 80% người tiêu dùng thích túi giấy có khả năng phân hủy sinh học trong tự nhiên.

Theo công ty giấy Lee & Man, túi giấy kraft chiếm ưu thế hơn so với các loại túi giấy khác. Túi giấy kraft được tạo nên từ bột giấy tái chế thông qua quá trình tẩy rửa và loại bỏ chất tẩy trắng. Những ưu điểm phải kể đến của giấy kraft như thân thiện với môi trường, có độ dẻo dai, bền chắc và tiết kiệm chi phí sản xuất. Các sản phẩm của thương hiệu giấy Lee & Man đạt tiêu chuẩn sản xuất, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

Nhờ vào sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành thực phẩm và đồ uống, dược phẩm và các ngành khác mà nhu cầu tiêu thụ túi giấy đang ngày một nhiều hơn.

Tuy nhiên, không phải lúc nào sử dụng túi giấy cũng là một cách tuyệt đối bảo vệ môi trường. Theo các chuyên gia, việc chặt hạ hàng triệu cây xanh để đổi lấy một vài phút sử dụng túi giấy là một cách liều lĩnh. Theo ước tính, gần 14 triệu cây xanh bị chặt hạ ở Mỹ để phục vụ nhu cầu sử dụng gần 10 tỷ túi giấy. Hơn nữa, quá trình tái chế túi giấy không hề đơn giản. Những yếu tố này, ở một mức độ nào đó, có thể ngăn cản sự tăng trưởng của thị trường.

Doanh nghiệp giấy hưởng lợi nhờ xu hướng sử dụng bao bì giấy - 2

Doanh Nghiệp Giấy: Giải Pháp Cho Tình Trạng Thiếu Hụt Nguyên Liệu

Đối với ngành giấy tại Việt Nam, trong số 300 doanh nghiệp giấy đang hoạt động, đa phần là các doanh nghiệp nhỏ, công suất dưới 50.000 tấn/năm, sử dụng máy móc cũ kỹ, công nghệ lạc hậu. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của công ty giấy Lee & Man Việt Nam đã góp phần thúc đẩy sự chuyển biến tích cực của ngành giấy theo hướng hiện đại, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, hạn chế tình trạng thiếu hụt giấy.

Sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu sản xuất giấy

Vì thế, Công ty Lee & Man cũng là doanh nghiệp sản xuất giấy với chủ trương sử dụng 90% nguyên liệu là giấy tái chế, có năng lực tái chế tốt, hệ thống công nghệ hiện đại. Với tình trạng lượng giấy tái chế trong nước không đủ cung ứng, buộc công ty phải nhập khẩu.

Nguồn nguyên liệu cho ngành tái chế ở nước ta hiện đang bị bỏ ngỏ, do ngành công nghiệp hỗ trợ hoạt động tái chế chưa phát triển, đa số máy móc, thiết bị và hóa chất đều được tự chế hoặc nhập khẩu từ nước ngoài với chất lượng thấp, khó kiểm soát. 

Hiểu được vấn đề tái chế cần được đặt ưu tiên và sẽ là một phần không thể tách rời trong chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn và quy hoạch phát triển ngành công nghiệp môi trường. Công nghệ tái chế chất thải cần được ưu tiên phát triển theo xu thế hướng đến việc xoay vòng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Nhà máy Lee & Man đã đầu tư khoảng hơn 650 triệu USD cho dây chuyền sản xuất giấy bao bì hiện đại nhất thế giới từ giấy tái chế với công suất 420.000 tấn/năm. Mức độ tự động hoá cao của nhà máy sản xuất giấy cho phép Lee&Man sử dụng ít năng lượng và tiêu thụ nước ở mức rất thấp đối với một đơn vị sản xuất tương tự.

Điều đáng nói là, dù nguyên liệu đầu vào là giấy loại, nhưng những thành phẩm của nhà máy Lee & Man đưa ra thị trường lại là giấy bao bì cao cấp, đủ chất lượng xuất khẩu. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, khi lâu nay, Việt Nam chỉ mới xuất khẩu giấy dùng thành phẩm cho các thị trường dễ tính và gia công cho một số thị trường khác.

Doanh Nghiệp Giấy: Giải Pháp Cho Tình Trạng Thiếu Hụt Nguyên Liệu - 2

Công ty Lee & Man và câu chuyện phát triển ngành giấy

Công ty Lee & Man khi bước chân vào thị trường Việt Nam đã thể hiện tham vọng là doanh nghiệp tiên phong trong phát triển bền vững ngành giấy.

Điểm sáng ngành giấy

Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, trong năm 2020, ngành bao bì giấy nội địa đang có nhiều cơ hội phát triển nhờ sự gia tăng nhu cầu sử dụng phục vụ đóng gói xuất khẩu. Và đứng trước nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của thị trường,cũng như việc mở rộng sản xuất thì lãnh đạo của doanh nghiệp giấy Lee & Man cần thiết lập chuỗi kế hoạch phát triển mới, hướng tới những bước tiến lâu dài của tương lai. 

Từ các báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, năm 2018-2019 là hai năm liên tiếp kinh tế Việt Nam tăng trưởng trên 7%. Đặc biệt khởi sắc ở lĩnh vực công nghiệp chế biến – chế tạo với mức tăng trưởng ấn tượng là 11,29%. Tại đây, ngành giấy cũng được đánh giá là có nhiều tiềm năng để mở rộng sản xuất, nhất là giấy bao bì. Nắm bắt được xu hướng đó công ty giấy Lee & Man đã tích cực nâng cấp và mở rộng chuỗi quy mô sản xuất, đẩy mạnh đầu tư cho hệ thống sản xuất và xử lý nước thải nhằm đảm bảo tuân thủ đúng các yếu tố bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, nhận thấy được sức bật lớn từ nền kinh tế địa phương tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Lee & Man nhanh chóng triển khai xây dựng nhà máy giấy tại Hậu Giang. Ước tính đây là một trong những nhà máy giấy có quy mô thuộc hàng lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, đồng thời là một trong ba nhà máy sản xuất giấy có công suất lớn nhất nước, đạt đến công suất khoảng 420.000 tấn/ năm. Nhà máy Lee & Man này sản xuất và cung cấp giấy bao bì chất lượng cao – là loại giấy chiếm tỷ trọng tiêu dùng cao nhất hiện nay. Có thể thấy rõ được sự thành công trong kế hoạchtăng trưởng kinh tế năm 2020, bằng việc Lee & Man đã mở rộng sản xuất, một hướng đi được cho là phù hợp với bối cảnh kinh tế, nhu cầu thị trường lẫn tiềm lực của ngành bao bì giấy đang ngày một tăng trưởng. 

Công ty Lee & Man và câu chuyện phát triển ngành giấy - 2

Lee & Man bắt đầu kế hoạch sản xuất mới

Các hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu giấy của Lee & Man đã bắt đầu trở lại sau nhiều tháng gián đoạn. Dự kiến giá nguyên liệu và giấy thành phẩm sẽ có nhiều biến động thời gian tới.

Thị trường giấy biến động

Trung Quốc được dự báo thiếu hụt nghiêm trọng giấy thu hồi (RCP) làm nguyên liệu sản xuất khi trong nước không được thu gom, các trạm ép đóng cửa và thiếu phương tiện vận chuyển do thiếu tài xế, cùng với việc khoanh vùng ngăn chặn dịch bệnh lây lan của chính phủ, trong khi hàng nhập khẩu cũng bị ứ đọng tại các cảng biển do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Ngoài ra chi phí vận chuyển nội địa tăng cao hơn hai lần so với thời điểm trước nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển nguyên liệu, thành phẩm của các nhà máy giấy.

Nhà máy Lee & Man có vốn đầu tư từ nước ngoài (thuộc công ty Lee & Man), chuyên sản xuất giấy bao bì, giấy sinh hoạt với số lượng lớn nhằm xuất khẩu. Thời gian qua, tình hình dịch bệnh phức tạp ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động kinh doanh của công ty giấy Lee & Man, đặc biệt là tại thị trường Trung Quốc.

Hơn nữa, nguồn giấy thu hồi (RCP) nhập khẩu từ Châu Âu và Mỹ sẽ phải chịu thêm chi phí khoảng 30 USD/tấn, do phải trả thêm phụ phí cao điểm dao động khoảng 250 USD/cont và phí trả container rỗng khoảng 500 USD/cont.

Giá nguyên liệu ở Trung Quốc đang tăng cao, làm tăng chi phí sản xuất, không có đủ hàng hóa đáp ứng nhu cầu sản phẩm giấy. Tình trạng thiếu hụt giấy thành phẩm, đẩy giá cả lên cao tại thị trường Trung Quốc dự báo sẽ kéo dài, có thể tới tháng 06/2020.

Đây cũng là cơ hội cho doanh nghiệp giấy Lee & Man khi nhu cầu nhập khẩu giấy, đặc biệt là giấy bao bì của Trung Quốc sẽ tăng nhanh. Chưa kể tại Nhật Bản và Hàn Quốc, tình hình dịch bệnh chưa được khống chế cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị trường giấy quốc tế, nhất là với các nước Asean trong đó có Việt Nam. Trong tuần qua, đã có nhiều đơn đặt hàng mua giấy xuất đi Trung Quốc với giá tăng thêm 20 – 30 USD/tấn so với giá trước tết.

Giá giấy có khả năng sẽ tiếp tục tăng trong khoảng 20 – 30 ngày tới, khi thị trường Trung Quốc bắt đầu phục hồi sau dịch. Thời điểm mà cuộc khủng hoảng nguyên liệu ở Trung Quốc sẽ bộc lộ rõ nhất trong tháng 3 và dự kiến có thể kéo dài hơn nữa.

Lee & Man bắt đầu kế hoạch sản xuất mới - 2