Quy Trình Sản Xuất Giấy Tạo Cơ Hội Việc Làm Cho Lao Động Địa Phương Hậu Giang

Công ty Lee & Man với quy trình sản xuất giấy hiện đại đã góp phần tăng trưởng nền kinh tế, ngân sách cho địa phương mà còn tạo nhiều cơ hội việc làm cho các lao động trẻ, sinh viên các trường đại học.

Quan tâm đến an sinh xã hội

Công ty giấy Lee & Man được chọn là doanh nghiệp giấy duy nhất nằm trong Top 100 doanh nghiệp phát triển bền vững (PTBV) của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức. Đây là năm thứ 2 liên tiếp doanh nghiệp được vinh danh và đó chính là sự công nhận về những đóng góp tích cực của nhà máy Lee & Man cho địa phương và cộng đồng.

Khi mới bước chân vào thị trường Việt Nam, nhà máy giấy Lee & Man Việt Nam gặp không ít khó khăn về bài toán lao động khi nguồn nhân lực lao động qua đào tạo ở Hậu Giang còn ít, chỉ đạt 17,7% vào năm 2010 và chưa đến 30% trong năm 2017. Điều quan trọng nhất chính là các hoạt động bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, nhất là ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị vẫn còn khá hạn chế. Sau những khó khăn ban đầu, doanh nghiệp đã tìm được cách giải quyết bằng việc chủ động đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Cụ thể, nhà máy sản xuất giấy Lee & Man đã phối hợp với trường Cao đẳng Điện lực và Đại học Nông lâm TP.Hồ Chí Minh… để mở lớp đào tạo sinh viên ngành điện và kỹ thuật sản xuất giấy từ địa phương và tài trợ toàn bộ chi phí học tập, sinh hoạt cho các em.

Hằng năm, doanh nghiệp đều hưởng ứng các hoạt động cộng đồng tại địa phương như: hỗ trợ xây trường mẫu giáo, nhà tình thương cho các gia đình khó khăn, gây quỹ cho các trường mầm non và tiểu học nhằm giúp đỡ trẻ em và thanh thiếu niên khu vực ĐBSCL. Vừa qua, Lee & Man Việt Nam cũng xây dựng hoàn thành khu Nhà ở cho chuyên gia và công nhân viên cho toàn thể công nhân viên, gồm 640 căn hộ, đảm bảo chỗ ở cho hơn 2.500 nhân viên cùng gia đình, người thân. Qua 2 năm nỗ lực với những đóng góp tích cực ở địa phương, cùng thế mạnh công nghệ sẵn có, sử dụng nguyên liệu sản xuất giấy tái chế và các chỉ tiêu môi trường đạt chuẩn, Lee & Man đã đáp ứng các tiêu chuẩn để PTBV, từ đây định hướng mở rộng sản xuất trong tương lai. Có thể thấy, hoạt động sản xuất hiệu quả, ổn định, đảm bảo an toàn môi trường và không ngừng đóng góp an sinh xã hội chính là câu chuyện phát triển bền vững của các doanh nghiệp sản xuất trong và ngoài nước.

Quy Trình Sản Xuất Giấy Tạo Cơ Hội Việc Làm Cho Lao Động Địa Phương Hậu Giang - 2

Nhà Máy Lee & Man: Thị Trường Túi Giấy Tăng Trưởng

Trong một vài năm trở lại đây, với tiêu chí bảo vệ môi trường, phong trào sử dụng túi giấy tái chế để bảo vệ môi trường khiến nhu cầu về sản phẩm này tăng cao. Điều này là cơ hội mở rộng sản xuất dành cho nhà máy giấy trong nước, trong đó có nhà máy Lee & Man.

Xu hướng lựa chọn túi giấy 

Túi giấy có những ưu điểm rõ rệt hơn túi nhựa, túi nilon. Nhờ những lợi ích từ nguyên liệu sản xuất giấy nên đem lại hiệu quả chi phí, sử dụng dễ dàng và thân thiện với môi trường mà người tiêu dùng lựa chọn túi giấy.

Chiến lược phân phối túi giấy tại siêu thị và cửa hàng bán lẻ tăng nhanh sẽ thúc đẩy doanh số. Nhu cầu về các túi giấy này được ước tính sẽ tăng lên vào cuối năm 2029. 

Nhà máy sản xuất giấy Lee & Man chuyên sản xuất bao bì, túi giấy tái chế với công nghệ tiên tiến. Kích thước túi giấy có thể sản xuất theo nhu cầu của người dùng, là sản phẩm bao bì thân thiện với môi trường. Công ty sản xuất giấy Lee & Man là doanh nghiệp FDI với quy mô hơn 1000 nhân viên, đặt tại Hậu Giang.

Theo khảo sát của Ủy ban châu Âu vào năm 2017 – 2018:

70% người tiêu dùng đã bỏ phiếu ủng hộ việc cấm các túi sử dụng một lần và không thể phân hủy trong siêu thị. Gần 79% người tiêu dùng đang lựa chọn túi giấy thay cho túi nilon. Có tới 80% người tiêu dùng thích túi giấy có khả năng phân hủy sinh học trong tự nhiên. Trong đó, túi giấy được xem là giải pháp bao bì bền vững cùng với khả năng phân hủy sinh học và dễ dàng xử lý.

Theo doanh nghiệp giấy Lee & Man, túi giấy kraft chiếm ưu thế hơn so với các loại túi giấy khác. Túi giấy kraft được tạo nên từ bột giấy tái chế thông qua quá trình tẩy rửa và loại bỏ chất tẩy trắng. Những ưu điểm phải kể đến của giấy kraft như thân thiện với môi trường, có độ dẻo dai, bền chắc và tiết kiệm chi phí sản xuất. Các sản phẩm của thương hiệu giấy Lee & Man đạt tiêu chuẩn sản xuất, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

Nhờ vào sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành thực phẩm và đồ uống, dược phẩm và các ngành khác mà nhu cầu tiêu thụ túi giấy đang ngày một nhiều hơn.

Tuy nhiên, không phải lúc nào sử dụng túi giấy cũng là một cách tuyệt đối bảo vệ môi trường. Theo các chuyên gia, việc chặt hạ hàng triệu cây xanh để đổi lấy một vài phút sử dụng túi giấy là một cách liều lĩnh. Theo ước tính, gần 14 triệu cây xanh bị chặt hạ ở Mỹ để phục vụ nhu cầu sử dụng gần 10 tỷ túi giấy. Hơn nữa, quá trình tái chế túi giấy không hề đơn giản. Những yếu tố này, ở một mức độ nào đó, có thể ngăn cản sự tăng trưởng của thị trường,

Nhà Máy Lee & Man: Thị Trường Túi Giấy Tăng Trưởng - 2

Công Ty Giấy Lee & Man Đầu Tư Mạnh Vào Tái Chế Giấy

Tái chế giấy mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho doanh nghiệp giấy mà còn giảm thiểu tác động đến môi trường, nâng cao nhận thức người tiêu dùng. Công ty giấy Lee & Man khẳng định đây chính là hướng đi phát triển bền vững của doanh nghiệp này.

Hiệu quả từ tái chế giấy

Trong nghiên cứu “Tác động của việc sản xuất giấy tái chế đến môi trường” của Đại học kỹ thuật Zvoken – Slovakia đã chỉ ra rằng, hoạt động tái chế giấy giúp tiết kiệm nguyên liệu gỗ tự nhiên, giảm chi phí hoạt động, vốn đầu tư, giảm lượng nước tiêu thụ và quan trọng là thân thiện với môi trường. 

Tái chế giấy sử dụng năng lượng ít hơn 31% so với việc tạo ra giấy từ sợi nguyên chất. Đồng thời, sản xuất 1 tấn giấy tái chế tiết kiệm hơn 35.000 lít nước. Nếu phải cần đến 2,5 tấn gỗ mới có thể tạo ra 1 tấn giấy thì khi sử dụng giấy tái chế, lượng nguyên liệu giảm còn 1 nửa. 

Có thể thấy dùng nguyên liệu sản xuất giấy tái chế có hiệu quả hơn sản xuất giấy từ gỗ vì việc tách xơ sợi và tẩy trắng đã được làm trước đó nên sử dụng ít năng lượng, nước và hóa chất hơn, đồng thời thải ra không khí và nước ít chất độc hại hơn. Giấy có thể được tái chế từ 4-6 lần, đồng nghĩa với giảm ô nhiễm không khí và nước, cũng như khí nhà kính thoát ra.

Nhà máy Lee & Man ngay từ đầu đã có định hướng đầu tư vào sản xuất giấy tái chế để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường. Nhà máy giấy Hậu Giang Lee & Man không ngừng cải tiến máy móc, trang thiết bị nâng cao năng suất, đảm bảo giảm tác động tới môi trường.

Dưới tác động của công nghiệp hoá và đô thị hoá, nguồn nguyên liệu gỗ trong tự nhiên có thể không còn đủ cho sản xuất giấy khi nhu cầu sử dụng của con người ngày càng tăng. Do vậy, phương pháp sản xuất giấy tái chế là một hướng đi mới cho ngành giấy hiện nay.Tại các quốc gia phát triển, tỷ lệ sử dụng giấy tái chế là rất cao. Nhiều nhà máy sản xuất giấy đã đầu tư công nghệ để sản xuất giấy hoàn toàn từ giấy tái chế. Tại Châu Á, Nhật Bản được xem là quốc gia đi đầu trong sản xuất giấy tái chế. Năm 2016, Nhật thu hồi được khoảng 21,2 triệu tấn giấy, trong đó xuất khẩu 4,1 triệu tấn, tái sử dụng trong nước khoảng 17,1 triệu tấn. Nhìn chung, tái chế giấy chính là xu hướng mà các doanh nghiệp trong nước nên áp dụng.

Công Ty Giấy Lee & Man Đầu Tư Mạnh Vào Tái Chế Giấy - 2

Nhà Máy Giấy Hậu Giang Lee & Man: Nhu Cầu Giấy Tái Chế Tăng Cao

Quy trình sản xuất giấy tái chế sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên rừng. Thế nhưng hiện nay, nhà máy sản xuất giấy Hậu Giang Lee & Man cũng như các doanh nghiệp sản xuất giấy khác đang đối mặt nguồn cung ít về nguyên liệu giấy tái chế.

Thiếu lượng giấy tái chế

Việt Nam có khoảng 300 doanh nghiệp sản xuất được 200.000 tấn mỗi năm, tuy nhiên số lượng này là không đủ. Năm 2017 Việt Nam phải nhập thêm 1,5 triệu tấn giấy tái chế để làm nguyên liệu sản xuất giấy. Thống kê từ RISI và VPPA năm 2017 cho thấy nhu cầu tiêu thụ bột giấy tái chế trên thế giới chiếm đến 59%, khoảng 251 triệu tấn.

Nhà máy giấy Lee & Man chuyên sản xuất giấy bao bì, giấy tái chế cũng như các sản phẩm giấy sinh hoạt hàng ngày. Công ty giấy Lee & Man có quy mô lớn, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài với hơn 1000 nhân viên.

Những năm gần đây nhu cầu sử dụng đồ tái chế bảo vệ môi trường tăng cao, khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất giấy càng cấp bách tìm kiếm nguồn nguyên liệu. Theo ước tính của ông Phan Chí Dũng, nguyên Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương, trong năm 2018 dự kiến nhu cầu tiêu thụ cả nước đạt hơn 4,7 triệu tấn. 

Với ngành giấy bao bì nói riêng, nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu có mức tăng trưởng rất lớn, vì vậy việc tăng năng lực sản xuất đối với giấy bao bì còn nhiều tiềm năng để phát triển.

Tại một số quốc gia, nhằm hạn chế việc nhập khẩu giấy tái chế, họ đã có chính sách tiến hành phân loại giấy để không chỉ giúp tái chế hiệu quả hơn mà còn phục vụ cho mục đích xuất khẩu. Ở châu Âu, năm 2017 thu hồi được 57 triệu tấn, sử dụng tái chế tại chỗ 48,6 triệu tấn, số còn lại đem đi xuất khẩu. Tại châu Á, tổng thu hồi được 106,7 triệu nhưng sử dụng lên đến 137 triệu tấn vì nhu cầu sử dụng giấy cao. Đáng chú ý là Nhật Bản với tỉ lệ thu hồi giấy cao nhất với hơn 80%. Theo ông Hoàng Trung Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Giấy và Bao bì Đồng Tiến, Phó Chủ tịch VPPA, tỉ lệ thu hồi giấy tái chế ở Việt Nam hiện chưa đến 40%, trong khi chuẩn trong khi chuẩn trung bình thế giới là 56%. Có thể xem đây là một trong những thách thức lớn mà ngành công nghiệp Giấy hiện nay phải đương đầu. Theo ông Sơn, Việt Nam nên cân nhắc chính sách để các nhà máy sản xuất giấy tận hưởng nguồn giấy giá rẻ trên thế giới như Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia… nhưng vẫn hạn chế tác động đến môi trường.

Nhà Máy Giấy Hậu Giang Lee & Man: Nhu Cầu Giấy Tái Chế Tăng Cao - 2

Nhà Máy Giấy Hậu Giang: Nguồn Nguyên Liệu Đến Từ Giấy Tái Chế

Hiện nay số lượng lớn giấy đã qua sử dụng vẫn chưa được đưa vào tái sản xuất, gây ra tình trạng lãng phí đáng báo động. Nhà máy giấy Hậu Giang là một trong những doanh nghiệp đầu tiên ưu tiên sử dụng nguyên liệu giấy tái chế. Nước ta, mỗi năm xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn mảnh gỗ nguyên liệu sản xuất giấy nhưng lại bỏ ra một lượng lớn nguồn ngoại tệ để nhập khẩu bột giấy và giấy

.Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Giấy Việt Nam gửi tổ điều hành thị trường trong nước về tình hình sản xuất giấy, thị trường giấy tháng 11 và 11 tháng năm 2010: Tình hình thị trường giấy không ổn định. Do tác động của giá đô la và giá vàng, hiện nay lãi suất cho vay cao nên rất khó khăn trong viêc xác định chi phí sản xuất và giá bán sản phẩm.

Ngoài ra, giá giấy loại ở trong nước đã lên tới 4.500 đồng/kg đối với hòm hôp các tông, mức giá chưa từng có. Do vậy, giá giấy công ty giấy Lee & Man buộc phải tăng, nhưng khó bán. Vì vậy sản lượng sẽ giảm và sẽ thiếu giấy, nếu người mua không chấp nhận giá tăng.

Nguyên nhân của tình trạng tăng nhập, giảm xuất ở ngành giấy là do sự thiếu hụt quá lớn bột giấy nguyên liệu, mặc dù gỗ nguyên liệu không hề thiếu. Hiện cả nước có khoảng trên 300.000 ha rừng nguyên liệu, mỗi năm trồng mới khoảng 7.000 ha, nhưng chỉ có rất ít nhà máy sản xuất bột giấy.

Lee & Man tiết kiệm nguồn nguyên liệu

Ông Chung Wai Fu cho biết: “Phương thức sản xuất của nhà máy sản xuất giấy Lee & Man giúp Việt Nam giảm khai thác trung bình hơn 24 triệu cây xanh, tiết kiệm khoảng 45,5 triệu m3 nước và khoảng gần 6 tỷ Kwh năng lượng điện trong một năm. Bên cạnh việc sử dụng công nghệ giấy tái chế, nỗ lực phát triển doanh nghiệp bền vững của doanh nghiệp giấy Lee & Man còn nằm ở khâu xử lý xả thải. Quản lý nghiêm ngặt nguồn nước thải là một trong những ưu tiên hàng đầu của nhà máy giấy do đặc trưng lan truyền và tác động đến môi trường thủy sinh. Chúng tôi đã cho lắp đặt hai hệ thống giám sát chất lượng nước xả thải hoạt động liên tục trong suốt 24 giờ. Hệ thống giám sát thứ nhất đặt ở cuối quy trình sản xuất giấy, hệ thống thứ hai đặt ở cuối quy trình xử lý nước thải trước khi xả ra hồ sinh học. Mỗi năm phút, hệ thống sẽ lấy mẫu nước để phân tích và xác nhận chất lượng nước thải.”

Nhà Máy Giấy Hậu Giang: Nguồn Nguyên Liệu Đến Từ Giấy Tái Chế - 2

Nhà Máy Giấy Hậu Giang Tạo Cơ Hội Việc Làm Cho Lao Động Địa Phương

Nhà máy giấy Hậu Giang Lee & Man không chỉ đóng góp tăng trưởng kinh tế, ngân sách cho địa phương mà còn tạo nhiều cơ hội việc làm cho các lao động trẻ, sinh viên các trường đại học.

Quan tâm đến an sinh xã hội

Công ty giấy Lee & Man được chọn là doanh nghiệp giấy duy nhất nằm trong Top 100 doanh nghiệp phát triển bền vững (PTBV) của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức. Đây là năm thứ 2 liên tiếp doanh nghiệp được vinh danh và đó chính là sự công nhận về những đóng góp tích cực của nhà máy Lee & Man cho địa phương và cộng đồng.

Khi mới bước chân vào thị trường Việt Nam, nhà máy Lee & Man Việt Nam gặp không ít khó khăn về bài toán lao động khi nguồn nhân lực lao động qua đào tạo ở Hậu Giang còn ít, chỉ đạt 17,7% vào năm 2010 và chưa đến 30% trong năm 2017. Điều quan trọng nhất chính là các hoạt động bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, nhất là ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị vẫn còn khá hạn chế. Sau những khó khăn ban đầu, doanh nghiệp đã tìm được cách giải quyết bằng việc chủ động đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Cụ thể, nhà máy sản xuất giấy Lee & Man đã phối hợp với trường Cao đẳng Điện lực và Đại học Nông lâm TP.Hồ Chí Minh… để mở lớp đào tạo sinh viên ngành điện và kỹ thuật sản xuất giấy từ địa phương và tài trợ toàn bộ chi phí học tập, sinh hoạt cho các em.

Doanh nghiệp hàng năm đều hưởng ứng các hoạt động cộng đồng tại địa phương như: hỗ trợ xây trường mẫu giáo, nhà tình thương cho các gia đình khó khăn, gây quỹ cho các trường mầm non và tiểu học nhằm giúp đỡ trẻ em và thanh thiếu niên khu vực ĐBSCL. Vừa qua, Lee & Man Việt Nam cũng xây dựng hoàn thành khu Nhà ở cho chuyên gia và công nhân viên cho toàn thể công nhân viên, gồm 640 căn hộ, đảm bảo chỗ ở cho hơn 2.500 nhân viên cùng gia đình, người thân. 

Qua 2 năm nỗ lực với những đóng góp tích cực ở địa phương, cùng thế mạnh công nghệ sẵn có, sử dụng nguyên liệu sản xuất giấy tái chế và các chỉ tiêu môi trường đạt chuẩn, Lee & Man đã đáp ứng các tiêu chuẩn để PTBV, từ đây định hướng mở rộng sản xuất trong tương lai. Có thể thấy, hoạt động sản xuất hiệu quả, ổn định, đảm bảo an toàn môi trường và không ngừng đóng góp an sinh xã hội chính là câu chuyện phát triển bền vững của các doanh nghiệp sản xuất trong và ngoài nước.

Nhà Máy Giấy Hậu Giang Tạo Cơ Hội Việc Làm Cho Lao Động Địa Phương - 2

Công Ty Giấy Lee & Man: Lợi Ích Từ Giấy Tái Chế

Nguyên liệu từ giấy tái chế mang đến rất nhiều lợi ích với môi trường cũng như đời sống hàng ngày. Sản xuất từ nguyên liệu giấy tái chế cũng là một trong những mặt hàng chủ lực của công ty giấy Lee & Man.

Tiết kiệm tài nguyên

Quy trình sản xuất giấy sử dụng nhiều loại máy móc khác nhau, cũng như hao tốn tài nguyên thiên nhiên. Trung bình cứ một tấn giấy được tái sử dụng, chúng ta có thể tiết kiệm:

– 24 cây rừng tự nhiên;

– Lượng Oxy đủ cho 12 người thở trong một năm;

– 39.084 lit nước đủ cho 875 lần tắm, mỗi lần 5 phút, đủ để sử dụng cho 3.000 lần dội toilet;

– Gần 4.000 kWh điện đủ dùng cho cả một căn nhà 3 phòng ngủ trong 1 năm;

– 605 lit dầu thô;

– Hạn chế một lượng khí CO2 tương đương với lượng khí thải của 1 chiếc ô tô trong 6 tuần (giảm 95% lượng khí thải ô nhiễm so với quá trình sản xuất 01 tấn giấy từ gỗ).

Đây chính là những lợi ích đáng kể khi sử dụng giấy tái chế. Nhà máy sản xuất giấy từ lâu đã sản xuất giấy từ nguyên liệu tái chế sẵn có này. Các sản phẩm của công ty giấy Lee & Man đảm bảo thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe người sử dụng. 

Để đáp ứng được nguyên liệu sản xuất giấy cho các nhà máy, các khu rừng tự nhiên lần lượt bị chặt phá và đốn hạ. Khi nhu cầu tăng cao, con người phải trồng mới, phát triển thành các khu rừng sản xuất. Tuy nhiên, các khu rừng phục vụ sản xuất tuy lớn nhanh nhưng không cung cấp nơi sống hoang dã và bảo tồn tính đa dạng sinh học như rừng tự nhiên.

Chỉ cần thay đổi thói quen như thay túi nilong bằng túi giấy khi mua hàng, thay hộp nhựa bằng hộp giấy để đựng đồ… là chúng ta đã góp phần bảo vệ rừng và môi trường, giúp cho hệ sinh thái được cân bằng.

Hiện nay nhà máy giấy Lee & Man cung cấp cho thị trường lượng lớn các sản phẩm giấy dùng trong đời sống sinh hoạt cũng như phù hợp trong sản xuất, kinh doanh… Ngành bao bì giấy đều tác động không ít đến môi trường, chính vì thế nhà máy sản xuất giấy luôn nhận thức được tầm quan trọng của việc tái chế, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

Công Ty Giấy Lee & Man: Lợi Ích Từ Giấy Tái Chế - 2

Nhà Máy Sản Xuất Giấy Bảo Vệ Môi Trường Như Thế Nào?

Ngành giấy tuy mang về lợi nhuận cao nhưng song song đó là những tác động lớn đến môi trường sống, tài nguyên thiên nhiên. Đứng trước thực trạng này, nhà máy sản xuất giấy nên làm thế nào?

Công nghệ cao giảm ô nhiễm

Mới đây, tiến sĩ Nguyễn Khắc Kinh – nguyên Vụ trưởng Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, ngành giấy được xếp vào nhóm ngành có tiềm năng gây ô nhiễm cao vì lượng nước thải ra rất lớn. Tùy theo công nghệ và sản phẩm, lượng nước cần thiết để sản xuất 1 tấn giấy thành phẩm dao động từ 80 m3 đến 450 m3. Nước được dùng cho các công đoạn rửa nguyên liệu, nấu, tẩy, xeo giấy và lò hơi. Lượng nước đưa vào sử dụng sau đó đều trở thành nước thải chứa nhiều tạp chất và hóa chất độc hại cho môi trường. 

Hiện nay các cơ sở sản xuất giấy đã sử dụng công nghệ hiện đại nên nhiều người đã thay đổi cách nhìn, không phải cứ ngành giấy là gây ô nhiễm hoặc không phải cơ sở, nhà máy sản xuất giấy nào cũng gây ô nhiễm.

Nhà máy giấy Lee & Man có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, là nhà máy giấy Hậu Giang có quy mô lớn với hơn 1000 nhân viên. Với công nghệ sản xuất mới, tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất theo đó cũng được kiểm soát.

Theo tiến sĩ, cơ quan chức năng cần phải làm tốt khâu đánh giá tác động môi trường (ĐTM) ngay từ khi phê duyệt dự án. Khâu này rất quan trọng, vì có dự báo tốt tác động môi trường thì hoàn toàn có thể yên tâm với nhóm ngành có tiềm năng gây ô nhiễm này.

“Khi dự án định đầu tư vào khu vực nào đó thì cần phải đánh giá tác động môi trường hay còn gọi là dự báo tác động môi trường cho dự án. ĐTM sẽ đánh giá cơ sở này sử dụng công nghệ như nào, nguyên liệu đầu vào, nguồn nước thải, khí thải ra như nào. Từ đó sẽ phân tích nếu đạt mới cấp ĐTM” – tiến sĩ Kinh nói.

Ngoài ra, tiến sĩ phân tích thêm, một khâu quan trọng của ĐTM đó là phải đánh giá xem môi trường tiếp nhận (sông, suối, mương,…) nguồn nước thải có còn sức chịu tải không? Nghĩa là, nguồn nước thải công nghiệp thải ra môi trường tiếp nhận dù có đạt theo quy chuẩn 40/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì vẫn là nước thải, không thể đem đi xử lý để làm nước sinh hoạt được. Nhà máy Lee & Man trong nhiều năm qua luôn đặt mục tiêu kiểm soát tác động tới môi trường lên hàng đầu với quy trình xử lý chất thải nghiêm ngặt, giảm thiểu tối đa theo quy định của Bộ Tài nguyên & Môi trường. Nhà máy Lee & Man không chỉ đóng góp phát triển kinh tế địa phương mà còn góp phần phát triển ngành bao bì giấy trong nước nói chung.

Nhà Máy Sản Xuất Giấy Bảo Vệ Môi Trường Như Thế Nào? - 2

Công Tác Xử Lý Nước Thải Của Nhà Máy Sản Xuất Giấy Lee & Man

Đại diện Nhà máy sản xuất giấy Lee&Man cho biết, Công ty TNHH Giấy Lee & Man đã đầu tư hơn 300 triệu USD cho dây chuyền sản xuất giấy bao bì cao cấp từ nguyên liệu sản xuất giấy tái chế với công suất 420.000 tấn/năm và các công trình phụ trợ. Điều này đồng nghĩa với việc công ty giấy Lee & Man rất chú trọng bảo vệ môi trường.

Luôn chú trọng bảo vệ môi trường

Mỗi năm, công ty chi hàng triệu USD cho công tác xử lý chất thải, bao gồm nước thải sản xuất, chất thải rắn, khí sinh học … Cụ thể, trong năm 2018, nhà máy Lee & Man đã dành khoảng 300,000 USD chỉ cho riêng hạng mục khử mùi ở nhà máy xử lý nước thải, hơn 1 triệu USD dành cho trang thiết bị hiện đại của nhà máy.

Trong năm nay, nhà máy giấy Hậu Giang tiếp tục nhập một đợt máy mới trị giá khoảng 20 tỷ đồng để tăng cường quá trình cô đặc bùn, nhằm làm giảm lượng bùn thải tạo ra trong quá trình xử lý thải.  

Với chi phí đầu tư ban đầu khi xây dựng nhà máy. Cụ thể, Lee & Man Việt Nam đã đầu tư hơn 650 triệu USD cho dây chuyền sản xuất giấy bao bì hiện đại nhất thế giới từ những nhà cung cấp thiết bị sản xuất giấy hàng đầu như Cộng hòa Áo, Thuỵ Điển, Mỹ, Đức… Cùng với hệ thống xử lý thải đạt chuẩn, mức độ tự động hoá cao của nhà máy cũng cho phép Lee & Man sử dụng ít năng lượng và tiêu thụ nước ở mức rất thấp trong ngành sản xuất giấy bao bì, góp phần bảo vệ môi trường.

Sau hơn 1 năm đi vào sản xuất, công ty đạt sản lượng  439.000 tấn sản phẩm, giá trị xuất khẩu hơn 2.846 tỉ đồng. Hiện công ty có hơn 1.000 nhân viên, trong đó có 90% nhân viên là người Hậu Giang.

Ngoài ra, Công ty Lee & Man đã hoàn thành đầy đủ các hồ sơ giấy phép cần thiết theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt là các hồ sơ thủ tục quy định về bảo vệ môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương và UBND tỉnh Hậu Giang. Cũng theo phía đại diện Nhà máy giấy Lee & Man, trong thời gian qua, Nhà máy đã đón hơn 100 đoàn công tác từ các cơ quan chức năng của Việt Nam đến kiểm tra, giám sát…

Công Tác Xử Lý Nước Thải Của Nhà Máy Sản Xuất Giấy Lee & Man - 2

Nhà Máy Sản Xuất Giấy Lee & Man Thuộc Top Doanh Nghiệp Phát Triển Bền Vững

Trong năm 2019, tại lễ công bố Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam (CSI), nhà máy sản xuất giấy Lee & Man vinh hạnh được chọn vào trong top 100 doanh nghiệp phát triển bền vững. Giải thưởng gồm 3 hạng mục: Top 10 doanh nghiệp PTBV (Phát triển bền vững) về sản xuất, Top 10 doanh nghiệp PTBV về thương mại – dịch vụ và Top 100 doanh nghiệp PTBV.

Đầu tư cùng cam kết môi trường

Lee & Man Việt Nam là doanh nghiệp giấy có vốn đầu tư nước ngoài 100% và đồng thời là doanh nghiệp sản xuất giấy được giải thưởng này trong năm nay. Tính đến hiện tại, Lee & Man Việt Nam đã đầu tư hơn 650 triệu USD cho dây chuyền sản xuất giấy bao bì với công suất 420 ngàn tấn/năm. Nguyên liệu sản xuất giấy bao gồm giấy nguyên chất và giấy tái chế.

Ông Edmond Lee, CEO của Tập đoàn Lee & Man, chia sẻ: “Đầu tư tại Việt Nam, Lee & Man mong muốn thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất giấy trong nước cũng như nâng tầm một ngành sản xuất quan trọng, có đóng góp không nhỏ vào GDP của Việt Nam bằng những hoạt động kinh doanh có trách nhiệm với cộng đồng.

Công ty có quy mô 1,200 nhân viên, trong đó hơn 95% là người Việt Nam. Mới đây, nhà máy sản xuất giấy Lee & Man cũng hoàn thành xây dựng khu ký túc xá mới gồm 419 căn hộ, có khả năng đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho 1.500 người. Dự án nhà ở nhân viên được đầu tư với kinh phí hơn 380 tỉ đồng.

Công ty giấy Lee & Man Việt Nam cam kết hướng tới phát triển bền vững toàn diện mọi khía cạnh, không chỉ ở hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp cho nền kinh tế địa phương mà còn tuân thủ các tiêu chí bảo vệ môi trường, tham gia hoạt động xã hội. Đó cũng chính là tiêu chí Lee & Man đặt ra tại những thị trường chúng tôi đầu tư”.

Được biết, chương trình CSI vinh danh 500 doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau, không phân biệt quy mô và thành phần kinh tế tham gia. Dựa trên bộ chỉ số CSI, hội đồng đã rà soát, đánh giá và chọn ra 100 doanh nghiệp bền vững tiêu biểu của năm.

Cụ thể, CSI (Corporate Sustainability Index) là bộ chỉ số về phát triển bền vững, bao gồm 98 tiêu chí sàng lọc khắt khe về kinh tế, môi trường và xã hội. Từ đó, Hội đồng bình chọn và vinh danh các doanh nghiệp đạt chuẩn vì những sáng kiến kinh doanh bền vững phù hợp với kinh tế cũng như môi trường tại Việt Nam.

Nhà Máy Sản Xuất Giấy Lee & Man Thuộc Top Doanh Nghiệp Phát Triển Bền Vững - 2